Những bệnh nhân nghiện rượu sau thời gian ngừng uống rượu sẽ có thể xuất hiện tình trạng sảng rượu với các biểu hiện lâm sàng như mê sảng, ảo giác… Sảng rượu là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Contents
Bệnh sảng rượu là gì?
Người đang nghiện rượu khi cai rượu thường gặp phải hội chứng cai nghiện rượu. Hội chứng cai rượu hay hội chứng ngưng rượu xuất hiện ở những người đã từng nghiện rượu nhưng giảm lượng uống đáng kể hàng ngày hoặc ngừng uống rượu đột ngột. Trong đó, biểu hiện nghiêm trọng nhất của hội chứng cai rượu chính là sảng rượu.
Sảng rượu xuất hiện với triệu chứng đặc trưng là tình trạng rối loạn nước điện giải, rối loạn thần kinh thực vật nặng, tình trạng lú lẫn và một số rối loạn nghiêm trọng khác kèm theo. Các rối loạn này ảnh hưởng nặng nề lên toàn bộ cơ thể trong đó có cả não bộ.
Các triệu chứng của sảng rượu có thể xảy ra đột ngột, nhưng thường gặp nhất sau 2 – 4 ngày người nghiện ngừng sử dụng rượu hoặc giảm đột ngột lượng rượu tiêu thụ đáng kể. Trong y khoa, sản rượu được xếp vào nhóm cấp cứu tâm thần tối khẩn cấp. Nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách và kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 33%.
Các giai đoạn của sảng rượu
Sảng rượu sẽ diễn tiến theo 2 giai đoạn gồm:
Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn khởi phát là giai đoạn các triệu chứng xuất hiện đột ngột sau 1 – 4 ngày (thường là sau 1 – 2 ngày) kể từ khi người nghiện dừng uống rượu hoặc giảm lượng uống đột ngột. Lúc này, bệnh nhân có biểu hiện run, mất ngủ, chuếnh choáng, rối loạn thần kinh thực vật. Người bệnh cũng có thể xuất hiện các cơn co giật kiểu động kinh.
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này thường từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 cai rượu đột ngột. Lúc này, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như:
- Người bệnh bị rối loạn cả không gian và thời gian, không định hướng chính xác, không biết mình là ai.
- Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ảo giác hay hoang tưởng bị hại mạnh mẽ. Ảo giác hay hoang tưởng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và chi phối các hành động của người bệnh.
- Người bệnh hay vùng chạy đột ngột, tấn công vô hình… nên có thể gây tổn thương cho chính họ hoặc những người xung quanh.
Nguyên nhân gây sảng rượu
Ở những người nghiện rượu, thói quen uống rượu quá nhiều sẽ kích thích hệ thần kinh. Khi họ uống quá nhiều rượu mỗi ngày, hệ thần kinh trở nên bị phụ thuộc rượu và tăng tương tác với thụ thể serotonin, tăng phóng thích opiate nội sinh, kích hoạt NMDA hậu synap và hệ thống GABA.
Khi họ cai rượu và giảm đáng kể lượng rượu tiêu thụ mỗi ngày một cách đột ngột sẽ dẫn đến thiếu ức chế NMDA, giảm kích thích hệ GABA. Khi đó, các triệu chứng của hội chứng cai rượu xuất hiện và biểu hiện nặng nhất là tình trạng sảng rượu.
Những người có nguy cơ cao bị sảng rượu sau khi cai rượu là những người uống nhiều rượu trong suốt thời gian hơn 1 tháng, người ngoài 30 tuổi, người từng có tiền sử sảng rượu và người mắc các bệnh lý nền có sẵn.
Sự nguy hiểm của căn bệnh sảng rượu
Các triệu chứng của sảng rượu không hề dễ chịu. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Người bị sảng do rượu thường có những hành vi bất thường, không kiểm soát được bản thân nên sẽ tự gây nguy hiểm cho mình và cho chính người khác.
Người mắc bệnh sảng do rượu nếu tiếp ngừng uống rượu sẽ vô cùng mệt mỏi, bấn loạn khiến quá trình cai rượu gặp nhiều khó khăn. Nếu tiếp tục uống rượu, họ sẽ có nguy cơ u xơ gan, ung thư gan cực cao.
Ngay cả khi cơn sảng rượu được kiểm soát, bệnh nhân cũng khó phục hồi như người khỏe mạnh bình thường. Họ sẽ trở nên chậm chạp, sa sút trí tuệ thậm chí dẫn đến ngu đần. Tỷ lệ tử vong nếu người sảng rượu không được phát hiện kịp thời, điều trị đúng các có thể lên đến 33%.
Điều trị bệnh sảng rượu
Người bị sảng rượu sẽ được điều trị trong phòng cấp cứu của khoa tâm thần. Đây là căn phòng có đầy đủ bình oxy, máy hút, các thiết bị y tế cần thiết để xử lý các tình huống cấp bách. Các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cơn sảng rượu như sau:
- Bệnh nhân bị sảng do rượu sẽ được cố định tại giường.
- Bác sĩ sẽ cho người bệnh ngửi bông tẩm cồn hoặc uống vang để giảm các triệu chứng đang gặp phải.
- Bác sĩ và y tế thực hiện chế độ hộ lý cấp 1. Cho bệnh nhân thở oxy và hút đờm nếu cần thiết.
- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết, nhất là đường máu để theo dõi tình trạng của người bệnh.
- Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân với các thuốc nhằm giảm các triệu chứng của hệ thần kinh giao cảm (Clonidine), thuốc chẹn beta Benzodiazepine để an thần và chống co giật, glucose và dung dịch điện giải để xử lý rối loạn điện giải và đường huyết.
Sau khi điều trị cơn sảng rượu, bác sĩ sẽ điều trị nâng đỡ, khắc phục các biến chứng ở người nghiện rượu mãn tính như: Thiếu hồng cầu to do thiếu vitamin B12, thiếu magie. Để dự phòng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tầm soát các bệnh về tim mạch, bệnh lý về gan, bệnh lý về thần kinh ngoại biên, hội chứng Wernicke-Kosarkoff..
Câu hỏi liên quan
Câu hỏi 1: Sảng rượu là gì?
Trả lời: Bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết, “sảng rượu” là biểu hiện của các triệu chứng khi uống quá nhiều rượu gây ra tình trạng ngộ độc rượu bao gồm: rối loạn tâm thần, mất khả năng kiểm soát, hay cãi lộn, tấn công xâm phạm người khác bằng lời nói hoặc hành vi bạo lực, cảm xúc không ổn định, mất sự chú ý, giảm khả năng suy xét, ngoài ra có thêm các dấu hiệu như đi không vững, nói không chuẩn, giảm ý thức, đỏ mặt, …
Câu hỏi 2: Sảng rượu kéo dài bao lâu?
Trả lời: “Sảng rượu” thường khởi phát các triệu chứng trầm cảm trong vòng hai tuần có sử dụng rượu và kéo dài trên 48 tiếng.
Câu hỏi 3: Phụ nữ mang thai uống rượu bia có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Trả lời: Phụ nữ mang thai uống rượu, bia cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình. Chất cồn sẽ khiến mẹ say xỉn, mệt mỏi, đau đầu, gây rối loạn về thể chất, tinh thần và có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ, sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi.
Câu hỏi 4: Bố tôi uống rượu xong cứ nhớ nhớ quên quên?
Trả lời: Một số trường hợp, sử dụng rượu mạn tính có thể gây ra tình trạng quên do rượu, người bệnh thậm chí quên các sự kiện vừa mới xảy ra, làm giảm hiệu quả trong công việc và cuộc sống. Có trường hợp tiến triển nặng hơn khiến họ phải sống phụ thuộc vào người khác.
Câu hỏi 5: Biểu hiện ban đầu khi bị sảng rượu như nào?
Trả lời: Bệnh nhân mắc bệnh sảng rượu sẽ có những biểu hiện ban đầu như mất ngủ, run, rối loạn thần kinh thực vật, bị chếnh choáng. Từ khi ngừng rượu đến khi sảng rượu thường từ 1 – 2 ngày nhưng có trường hợp phải từ sau 3 – 4 ngày. Sảng rượu luôn bắt đầu từ những cơn co giật kiểu động kinh.
Câu hỏi 6: Gặp trường hợp người bị sảng rượu thì cần làm gì?
Trả lời: Khi bệnh nhân mắc bệnh sảng rượu, người bệnh cần được điều trị tại phòng cấp cứu của khoa tâm thần, có máy hút, bình oxy, và có các thiết bị khác để có hướng xử lý kịp thời: Bệnh nhân cần được cố định tại giường. Cho người bệnh uống rượu vang hoặc ngửi bông tẩm cồn để làm giảm các triệu chứng sảng rượu.
Câu hỏi 7: Sau khi uống rượu bia bị run rẩy tay chân, có sao không?
Trả lời: Khi uống nhiều rượu, chúng ta thường sẽ buồn nôn, đắng miệng, nhức đầu, tay chân bủn rủn, thậm chí là run. Biểu hiện run không chỉ vì cơ thể mất nước mà còn do vấn đề ở thần kinh giao cảm. Cách tốt nhất để chấm dứt cơn run rẩy tay chân là phải cai rượu thành công. Khi đó, cơ thể sẽ trở lại trạng thái hoạt động bình thường mà không cần rượu bia nữa.
Câu hỏi 8: Chế độ dinh dưỡng cho người bị sảng rượu?
Trả lời: Vitamin B1 cần nhiều cho chuyển hóa rượu thông qua 2 enzyme Alcohol dehydrogenase (ADH) và aldehyde dehydrogenase. Vitamin B1 tham gia vào chuyển hóa G qua chu trình pentose phosphate. Do đó khi bổ sung Vitamin B1 nên trước hoặc cùng thời điểm truyền G. Bổ sung điện giải: Magne, kali, phospho, các yếu tố vi lượng khác,..
Đây là một chú ý rất thiết thực với đời sống thường ngày, vì đa phần những người nghiện rượu thì ăn rất ít, đặc biệt là cơm và không chú ý tới vitamin.