Một tín hiệu đáng mừng theo như báo chí phản ánh, số ca tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia phải nhập viện cấp cứu giảm hẳn, hình ảnh các quán nhậu vắng khách cũng cho thấy luật Phòng, chống tác hại rượu bia đang triển khai từng bước có hiệu quả. Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuốc cai nghiện rượu bia cho người nghiện nặng bạn cần biết dưới dây.
Contents
Thuốc cai rượu là gì?
Thuốc cai nghiện rượu là những thuốc làm giảm cảm giác thèm rượu của người sử dụng, hoặc gây ra cảm giác khó chịu khi người dùng sử dụng rượu bia để từ đó kích thích cảm giác sợ hãi rượu bia và người dùng sẽ không muốn dùng rượu bia nữa. Thuốc cai rượu bia có nhiều loại với nhiều cơ chế khác nhau:
- Thuốc cai rượu có nguồn gốc tổng hợp:
- Thuốc kháng Opioid: Naltrexone, Nalmefene
- Thuốc chặn Enzyme chuyển hóa rượu: Disulfiram
- Thuốc ức chế dẫn truyền Glutamate: Acamprosate, Topiramate
- Thuốc cai rượu có nguồn gốc thảo dược: Bồ công anh, Mướp đắng, Sắn dây,..
Uống thuốc cai rượu có tốt không
Hiện nay, mới chỉ có một số loại thuốc là disulfiram, naltrexone, acamprosate, topiramate, nalmefene và ondansetron đã được cấp phép hoặc đang trong quá trình nghiên cứu hoặc được sử dụng theo kinh nghiệm để điều trị cai nghiện rượu.
Hiệu quả của từng loại thuốc có thể khác nhau đáng kể giữa các bệnh nhân và một số người có thể không đáp ứng với bất kỳ thuốc nào. Cần lưu ý là tất cả các thuốc này đều không thể đem lại hiệu quả nếu không được đi kèm với các biện pháp điều trị về tâm lý và hành vi.
Thuốc cai rượu bia cho người nghiện nặng
Các thuốc hỗ trợ cai nghiện rượu bia cho người nghiện nặng gồm:
1. Disulfiram
Cách đây 60 năm, disulfiram đã được phát hiện một cách tình cờ có thể gây ra phản ứng sợ rượu. Cồn ethanol trong rượu khi vào cơ thể được chuyển hóa nhờ một hệ thống các enzym, trong đó có enzym aldehyde dehydrogenase.
Disulfiram ức chế không đảo ngược enzym này dẫn đến ứ trệ các chất chuyển hóa trung gian gây độc gọi là acetaldehyde do không được chuyển hóa.
Nếu disulfiram có ở trong cơ thể, bất cứ khi nào bệnh nhân uống rượu sẽ bị tích tụ acetaldehyde, chất này có thể gây ra một phức hợp các cảm giác khó chịu như buồn nôn, nôn, bốc hỏa, tụt huyết áp…, được gọi là phản ứng disulfiram-ethanol.
Phản ứng này có thể khiến người nghiện cảm thấy sợ uống rượu, mức độ của phản ứng tỷ lệ thuận với liều dùng của disulfiram và số lượng rượu được uống.
Disulfiram không được sử dụng rộng rãi trong thực tế do các nguy cơ về tác dụng phụ và tương tác của thuốc. Tác dụng phụ thường gặp nhất là gây cảm giác ngầy ngật buồn ngủ, có thể khắc phục bằng cách uống thuốc vào buổi tối.
2. Naltrexone
Là một chất cạnh tranh thụ thể opioid, thường được dùng trong cai nghiện thuốc phiện. Naltrexone có thể làm giảm ham muốn uống rượu do ngăn chặn con đường beta-endorphin, ngoài ra, thuốc cũng gây giảm cảm giác phấn khích sau uống rượu.
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy, thuốc có thể giúp giảm cường độ và tần suất uống rượu nếu được dùng đúng chỉ định. Những người có tiền sử nghiện rượu mang tính gia đình thường đáp ứng tốt với naltrexone.
Ngoài ra, những người có ham muốn uống rượu càng mạnh mẽ trước điều trị thì càng có xu hướng đáp ứng tốt với thuốc. Tuân thủ dùng thuốc cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả điều trị của naltrexone, hiệu quả này chỉ được đảm bảo khi người bệnh phải sử dụng được ít nhất 70 – 90% số lượng thuốc được chỉ định.
3. Nalmefene
Cũng là một chất cạnh tranh thụ thể opioid, hiện đang được nghiên cứu trong điều trị cai nghiện rượu. Mặc dù không có bằng chứng cho thấy nalmefene hiệu quả hơn naltrexone, nhưng có thể là an toàn hơn vì thuốc này không gây nhiễm độc gan.
Chỉ định: Thuốc được chỉ định dùng đường uống cho người trưởng thành nghiện rượu, tiêu thụ rượu ở mức độ cao.
Liều dùng: liều dùng đường uống sử dụng cho người trưởng thành nghiện rượu là 18mg/ngày. Uống trước khi uống rượu từ 1 -2 tiếng.
Chế phẩm: Selincro 18mg là thuốc dùng đường uống có chứa 18mg Nalmefene được cấp phép lưu hành tại châu Âu tuy nhiên chưa được cấp phép lưu hành tại Mỹ và cũng chưa có tại thị trường Việt Nam.
4. Acamprosate
Đây là tác nhân chứng minh được hiệu quả rõ rệt nhất trong điều trị cai nghiện rượu, cơ chế tác dụng chính xác còn chưa được biết nhưng có thể do ức chế hệ glutamatergic dẫn đến giảm ham muốn uống rượu.
Để đảm bảo hiệu quả, acamprosate nên được dùng sớm ngay khi có thể và dùng kéo dài liên tục để giảm tần suất và mức độ uống rượu. Do thuốc được thải trừ qua thận nên cần giảm liều hoặc tránh dùng ở những bệnh nhân có suy thận nặng.
Tác dụng phụ thường gặp nhất của acamprosate là gây tiêu chảy, nhưng thường nhẹ và thoáng qua. Hiệu quả điều trị của acamprosate có thể tăng lên khi thuốc được dùng phối hợp với naltrexone.
5. Topiramate
Là một thuốc chống động kinh nhưng topiramate lại có những chế tác dụng giúp cho việc điều trị cai nghiện rượu như ức chế GABA và ức chế dẫn truyền glutamate.
Hiện nay, do còn có quá ít những nghiên cứu về tác dụng cai nghiện rượu của topiramate nên thuốc thường chỉ được dùng trong chỉ định này theo kinh nghiệm. Các tác dụng phụ thường gặp là gây chóng mặt, rối loạn vận động, giảm trí nhớ và độ tập trung, hầu hết đều nhẹ và tự hết không cần xử trí.
6. Ondansetron
Là một thuốc ức chế cạnh tranh thụ thể 5-HT3 của serotonin, thường được dùng trong điều trị chống nôn.
Thuốc đang được thử nghiệm với những kết quả tương đối khả quan trong điều trị cai nghiện rượu với khả năng giúp giảm lượng rượu được uống do làm giảm ham muốn uống rượu và giảm sự phấn khích do rượu.
Có thuốc cai rượu vĩnh viễn không?
Thuốc cai rượu vĩnh viễn là cụm từ mà người dùng có thể dễ dàng tìm thấy tại các trang web quảng cáo thuốc nam. Tuy nhiên, đây chỉ là một kiểu quảng cáo thổi phồng, đánh vào tâm lý người tiêu dùng. Người dùng cần hiểu rằng các thuốc cai rượu dù bằng cách nào đi chăng nữa cũng chỉ có thể điều trị dứt điểm cho người bệnh trong thời gian điều trị.
Thuốc cai rượu cai rượu tốt là những thuốc đạt tác dụng mong muốn nhanh và hạn chế được tối đa tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian điều trị, nếu người bệnh lại tiếp tục sử dụng rượu bia với mức độ không kiểm soát thì hoàn toàn có nguy cơ tái nghiện.
Có thể tìm mua thuốc cai rượu ở đâu?
Thuốc cai rượu tùy từng loại có thể cần kê đơn hoặc không kê đơn ví dụ như các thuốc Disulfiram, Naltrexone, Nalfemene,.. người dùng cần có chỉ định của bác sĩ thì mới mua được. Còn các thuốc cai rượu có nguồn gốc thảo dược thì không cần kê đơn, người dùng có thể tự mua và chỉ cần tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất.
Các thuốc cai rượu đều có thể được tìm thấy tại các nhà thuốc, phòng khám,… Lưu ý người dùng nên lựa chọn nơi bán uy tín để mua được sản phẩm chất lượng, tránh mua các loại thuốc trôi nổi, được thổi phồng công dụng.
Địa chỉ hỗ trợ và điều trị cai nghiện bia rượu tại nhà
- Y học và Sức khỏe Center
- Chuyên đề: Hướng dẫn điều trị cai nghiện bia rượu
- Địa chỉ: Tòa nhà VTC Online 18 Tam Trinh, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Hotline: 0869191080 (zalo) hoặc 0869065421 (zalo)
- Website: dsthuy.com
- Gọi điện hoặc nhắn tin qua zalo sđt 0869191080 để được tư vấn và hỗ trợ