Physical Address

304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124

Những câu hỏi về ghép tim

Những câu hỏi về ghép tim

Ghép tim là liệu pháp cuối cùng nhưng cũng là giải pháp cứu mạng duy nhất cho những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối. Đây là một cuộc phẫu thuật đặc biệt, thay thế hoàn toàn quả tim bệnh bằng một quả tim lành mạnh từ người hiến tạng. Nó giúp người bệnh tái sinh một cuộc sống mới, tràn đầy năng lượng như một người khỏe mạnh bình thường. Những câu hỏi về ghép tim bạn cần biết.

Ghép tim có tốt không?

Ghép tim mang lại lợi ích to lớn cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối. Trước ghép, họ chỉ có khả năng vận động tối thiểu để phục vụ bản thân hoặc thậm chí nằm liệt giường. Nhưng sau ghép, họ có thể trở lại trạng thái như người bình thường, hoạt động và sinh hoạt hầu như không bị hạn chế. Đây là phương pháp duy nhất giúp thay đổi hoàn toàn chất lượng cuộc sống của những người bệnh suy tim giai đoạn cuối.

Khi nào cần ghép tim?

  • Ghép tim được chỉ định cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối khi không có phương pháp nào khác để khắc phục tình trạng. Cụ thể các trường hợp:
  • Do thiếu máu cấp tính (bệnh mạch vành)
  • Bệnh dạng tinh bột (amyloid)
  • Do giãn buồng tim (bệnh cơ tim giãn)
  • Do bệnh lý van tim
  • Do tăng huyết áp không kiểm soát được
  • Rối loạn nhịp tim nặng, không đáp ứng với máy chống rung
  • Bệnh lý cơ tim phì đại giai đoạn cuối (NYHA IV) không đáp ứng điều trị
  • Bệnh tim bẩm sinh không thể điều trị bằng các kỹ thuật khác
  • U tim, chỉ giới hạn ở cơ tim, không di căn

Những ai không ghép tim được?

Không phải tất cả bệnh nhân suy tim đều đủ điều kiện ghép tim. Một số trường hợp không nên ghép tim bao gồm:

  • Trên 70 tuổi
  • Có các bệnh lý nặng khác kèm theo
  • Nghiện các chất gây nghiện
  • Không có khả năng theo dõi sau ghép
  • Không có người thân hỗ trợ
  • Gặp khó khăn về kinh tế

Nếu quả tim quá yếu mà không có tim hiến thì phải làm gì?

Trên thế giới có một số phương pháp hỗ trợ giúp bệnh nhân chờ đợi tim hiến như:

  • Dụng cụ hỗ trợ thất trái
  • Bóng đối xung
  • ECMO (Oxy máu ngoài cơ thể)

Tuy nhiên, hai phương pháp bóng đối xung và ECMO xâm lấn cao, bệnh nhân chỉ nằm một chỗ, nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng lớn nên chỉ dùng chờ đợi trong thời gian ngắn. Dụng cụ hỗ trợ thất trái hiệu quả hơn nhưng chi phí rất đắt đỏ, chưa phổ biến ở Việt Nam.

Khi nào nên đăng ký chờ ghép tim?

Chỉ định gửi bệnh nhân đăng ký chờ ghép tim do bác sĩ điều trị (thường bác sĩ tim mạch) quyết định. Tuy nhiên, người bệnh nên được cho đăng ký chờ ghép sớm nhất có thể vì:

  • Nguồn tim hiến khan hiếm, nhu cầu ghép cao
  • Các thiết bị hỗ trợ tim rất đắt đỏ
  • Thời gian chờ đợi thường kéo dài, có thể bỏ lỡ cơ hội ghép

Chuẩn bị gì cho ca ghép tim?

Trong thời gian chờ ghép, bệnh nhân cần:

  • Tuân thủ điều trị thuốc theo chỉ định
  • Giữ tâm lý thoải mái, lạc quan
  • Cố gắng nâng cao sức khỏe
  • Chuẩn bị tài chính đầy đủ vì ca ghép có thể diễn ra bất cứ lúc nào khi có tim hiến phù hợp

Sau ghép cần chú ý điều gì?

Trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cho bệnh nhân về theo dõi và chăm sóc sau ghép, bao gồm:

  • Uống thuốc đúng đơn, đúng giờ (thuốc ức chế miễn dịch rất quan trọng)
  • Lịch khám lại định kỳ:
    • Tháng đầu: 1-2 lần/tuần
    • Sau đó: 3-4 lần/tháng trong vài tháng đầu
    • Khi ổn định: 1 lần/tháng
  • Chế độ ăn: đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu, ít muối, hợp lý với bệnh lý kèm theo
  • Sinh hoạt khoa học: ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng, bỏ thuốc lá, rượu
  • Kiểm soát cân nặng phù hợp

Khi đi khám lại cần làm gì?

  • Nhịn ăn sáng
  • Mang theo:
    • Đơn thuốc, thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân
    • Kết quả xét nghiệm, siêu âm gần nhất
    • Thuốc miễn dịch để uống sau lấy máu
    • Đồ ăn nhẹ
    • Ghi chú các vấn đề cần hỏi bác sĩ

Chi phí theo dõi sau ghép?

  • Bảo hiểm y tế chi trả thuốc miễn dịch theo quy định
  • Bệnh nhân vẫn phải chi trả khoảng 4-5 triệu đồng/tháng cho phần đồng chi trả và các thuốc khác

Khi nào có thể đi làm trở lại?

  • 1-2 tháng đầu: Theo dõi sát, phục hồi chức năng
  • 6-8 tuần sau ghép: Có thể trở lại sinh hoạt và làm việc nhẹ
  • Hầu hết trở lại bình thường sau 3-6